Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2018

Viêm đầu xương củ chày gây ra bệnh gì?

Hình ảnh
Viêm đầu xương củ chày gây ra ung thư là bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: vận động quá nhiều, chơi thể thao với cường độ mạnh,… trong thời gian dài khiến cho chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi vào phần lồi củ trước xương chày bị kích thích nhiều gây nên những tổn thương tại chỗ dạng viêm và sưng đau, thậm chí là gây ra tình trạng bong xương hay đứt gân tại chỗ bám. Triệu chứng của bệnh viêm đầu xương củ chày bao gồm: đau đớn ở vị trí lồi củ trước đầu trên xương chày ngay dưới xương bánh chè, chỗ sưng bị đau nhiều, đau lặp lại từng cơn, đau nặng khi người bệnh hoạt động gắng sức và đỡ đau khi họ nghỉ ngơi. Nếu việc điều trị viêm đầu xương củ chày đã tốt nhưng bạn lại tham gia những hoạt động mạnh hoặc các mô thể thao có tác động xấu như nhảy cao, nhảy xa, bóng đá,… có thể là nguyên nhân gây tái phát bệnh. Một số trường hợp bị viêm đầu xương củ chày cần phải phẫu thuật để loại bỏ tổ chức viêm và những xương bị bong, đồng thời cố đinh lại điểm bám của gân cơ tứ đầu đùi thì m

Đau dây thần kinh ngoại biên có dấu hiệu gì?

Hình ảnh
Có đến hơn 100 loại bệnh đau thần kinh ngoại biên mà chúng ta có thể xác định cho đến thời điểm hiện tại. Vì thế có thể nói loại bệnh này là tổ hợp chứa rất nhiều dạng bệnh, biểu hiện, biến chứng của rất nhiều các loại bệnh khác mà ít nhất ta cũng cần nắm được những hiểu biết khái lược tổng quan. Cơ thể chúng ta có hai loại dây thần kinh: dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên. Có thể hiểu đơn giản, dây thần kinh trung ương nằm ở não bộ và tủy sống, còn lại là dây thần kinh ngoại biên. Từ não bộ và tủy sống, sẽ xuất hiện các loại dây thần kinh ngoại biên tỏa đi khắp nơi trên các bộ phận cơ thể thuộc vùng da, cơ, các cơ quan khác, có chức năng vận chuyển, trao đổi tín hiệu hai chiều với nhau. Khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do nhiều dạng tác động khác nhau (bệnh lý hoặc chấn thương) sẽ gây nên hiện tượng đau thần kinh ngoại biên. Điều này chính xác sẽ phải xét theo từng vị trí, khu vực và nguyên nhân gây nên mỗi chứng bệnh đau thần kinh ngoại biên ở t

Gout hay bị ở bộ phận nào?

Hình ảnh
Sở dĩ có sự hình thành acid uric và gây ra các cơn đau bệnh gout là do lượng thức ăn chứa quá nhiều đạm dư thừa gây quá tải cho thận và hình thành nên các tinh thể urat.  Bệnh gout đã xuất hiện từ thời xa xưa và có tên gọi khác là bệnh thống phong. Căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi trung niên và đối tượng nam giới chiếm tỉ lệ bệnh nhiều hơn nữ. Khi bị gout, do rối loạn chuyển hóa purin mà hình thành nên các tinh thể muối urat tại các khớp xương vì vậy sẽ tạo nên các cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi bị bệnh gout, cơn đau sẽ xuất hiện ở những khớp xương khắp cơ thể, tùy vào mức độ bệnh nó lại có những biểu hiện khác nhau: Ở giai đoạn đầu, tại các khớp thường có triệu chứng sưng nhẹ, đau tại các khớp ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái, ngón tay. Cơn đau thường diễn ra vào ban đêm và kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do bạn vừa sử dụng rượu bia hoặc những đồ ăn có hàm lượng đạm lớn. Bệnh nhân gout giai đoạn đầu c

Biến chứng viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em

Hình ảnh
Căn bệnh này thường xảy ra với trẻ từ 3 đến 16 tuổi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, học tập, mà còn là rào cản rất lớn cho tương lai sau này của các con. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu để nhận biết sớm các triệu chứng và có cách chữa trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp kịp thời. Viêm đa khớp dạng thấp – một căn bệnh tưởng chừng như chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, nay lại xuất hiện thêm một khái niệm mới – viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em (hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên). Triệu chứng Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em được chia thành 3 thể lâm sàng, căn cứ vào nguyên nhân khởi phát của bệnh: Thể ít khớp Thể này thường xảy ra ở các bé gái, tác động đến dưới 4 khớp của cơ thể. Trong đó các khớp dễ tổn thương nhất là khớp gối, cổ chân, khuỷu tay và cổ tay. Một số rất nhỏ có thể bị đau khớp háng, khớp đốt chi, cột sống. Thời gian đầu, cảm giác đau nhức ở các khớp xuất hiện khá nhẹ nhàng. Thể ít khớp sẽ tiến triển trong khoảng 6 tháng và có thể

Bài thuốc chữa bệnh gout của cây bằng lăng

Hình ảnh
Cây bằng lăng với lá cây nhẵn, màu nhạt ở cả hai mặt. Hoa bằng lăng rất đẹp và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để sử dụng làm thuốc, người ta thường hay sử dụng tất cả các thành phần của cây bằng lăng nhưng chủ yếu là vỏ cây và lá cây. Sau khi thu hoạch vỏ cây bằng lăng, người ta đem đi cạo sạch vỏ ngoài. Sau đó đem phơi, cũng có thể sấy khô và bảo quản để dùng dần. Một số công dụng chữa bệnh gout của cây bằng lăng: Vỏ cây: Được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy Hoa: Được dùng để chữa bệnh tiêu chảy, đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Hạt bằng lăng: Có tác dụng an thần, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Quả: Được dùng để trị những tổn thương loét đau miệng. Lá cây bằng lăng: Có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Cụ thể, lá già có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết. Lá non cũng có tác dụng chữa trị căn bệnh này nhưng hiệu quả chỉ bằng 70% so với lá già. Bên cạnh đó, lá cây bằng lăng còn được chứng minh có tác dụng chữa bệnh béo phì rất tốt.

Thoái hóa cột sống L4-L5

Hình ảnh
Hệ xương cột sống gồm có 33 đốt sống trong đó căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là phổ biến hơn cả, mà thường gặp nhất là tình trạng thoái hóa cột sống L4 – L5. Hãy tìm hiểu thêm về căn bệnh này. Cột sống hay còn gọi là phần xương sống gồm có 33 đốt sống trong đó có 7 đốt sống cổ từ C1-C7; 12 đốt sống ngực từ T1-T12 và 5 đốt sống lưng từ L1-L5. Ngoài ra còn có 5 đốt sống cùng từ S1-S5 và 4 đốt xương cụt. Trong đó phần cột sống thắt lưng là phần dễ bị tổn thương nhất vì thế các căn bệnh liên quan đến cột sống lưng hay cụ thể hơn là đốt sống L4-L5 – phần cột sống thắt lưng, phần lưng dưới là khu vực bị ảnh hưởng phổ biến hơn cả. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống L4 – L5: Có vô số nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống, một vài nguyên nhân sau đây mà có lẽ bất kỳ ai cũng đã từng mắc phải + Ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế, lý do phổ biến gây thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng… + Làm việc nặng nhọc, thường xuyên khuân vác vật nặng, lao động quá sức, phần cột

Điều trị viêm tủy ngang

Hình ảnh
Một số phương pháp điều trị mục tiêu cho các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tủy ngang cấp tính: Tiêm tĩnh mạch corticoid. Sau khi chẩn đoán, sẽ sử dụng steroid qua tĩnh mạch suốt nhiều ngày. Steroid giúp giảm viêm. Plasma. Những người không đáp ứng với corticoid tiêm tĩnh mạch có thể trải qua điều trị trao đổi huyết tương. Liệu pháp này bao gồm việc loại bỏ các chất lỏng có màu vàng rơm, trong đó các tế bào máu, plasma và thay thế huyết tương bằng chất lỏng đặc biệt. Không phải là một cách trị liệu giúp những người bị bệnh viêm tủy ngang, nhưng nó có thể loại bỏ các kháng thể qua trao đổi huyết tương có liên quan đến viêm. Thuốc giảm đau. Đau mãn tính là một biến chứng thường gặp của bệnh viêm tủy ngang. Thuốc có thể làm giảm cơn đau liên quan với tổn thương tủy sống bao gồm thuốc giảm đau thông thường, bao gồm cả acetaminophen (Tylenol, những loại khác), ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và naproxen (Aleve, Naprosyn, những loại khác); thuốc chống trầm cảm chẳng

Phòng đau vai gáy khi ngồi máy tính

Hình ảnh
Ngồi máy tính lâu là nguyên nhân dẫn đến chứng đau vai gáy… Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn không bị ảnh hưởng với thiết bị này. Hiện tượng đau vai gáy là căn bệnh phổ biến của những người có công việc phải thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, nhất là với những người có thói quen chơi game. Biểu hiện của đau vai gáy do ngồi lâu trước máy tính là các cơn đau ở vùng đốt sống cổ, đau ở hai bả vai, đau âm ỉ và kéo dài. Cơn đau nửa đầu đi kèm thường là biểu hiện phụ sau nhiều triệu chứng khác của bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột. Đây là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy, có thể là ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, nhất là làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem TV... Đa số những người bị đau vai gáy là những người ít vận động, các cơ không đ