Liệt dây thần kinh số 5

Liệt dây thần kinh số 5 là dây thần kinh hỗn hợp gồm nhánh vận động và nhánh cảm giác. Nhánh vận động chi phối các cơ nhai cùng bên, cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong và ngoài. Nhánh cảm giác chi phối cảm giác nửa mặt và niêm mạc (mũi, má, xoang) cùng bên.


Đau dây thần kinh số 5 thường gặp ở người cao tuổi từ 50-60 trở lên. Người ta chia đau dây thần kinh số 5 làm hai loại: Đau dây thần kinh nguyên phát và đau dây thần kinh thứ phát.

Đau nguyên phát thường xuất hiện khi bị kích thích vào một vài vùng da nhất định ở mặt, đau thành cơn dữ dội trong 10 - 30 giây. Không có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh số 5.

Đau thứ phát thường ít dữ dội hơn nhưng cơn đau liên tục, có tổn thương dây thần kinh số 5 với biểu hiện như:

Giảm cảm giác vùng trán, mi trên, góc trong mắt, sống mũi, nhãn cầu, niêm mạc phần trên ở mũi, xoang trán và xoang sàn. Bệnh cũng có thể làm giảm hoặc mất phản xạ của giác mạc nếu tổn thương nhánh 1 của dây thần kinh số 5.

Giảm cảm giác ở mi dưới, góc ngoài mắt, phần trên của má, môi trên, hàm trên và răng của hàm trên, niêm mạc phần dưới ở mũi, xoang hàm nếu tổn thương nhánh 2.

Giảm cảm giác ở môi dưới, phần dưới của má, cằm, khoang miệng và lưỡi. Ngoài ra có thể liệt các cơ nhai nếu tổn thương nhánh 3.


Một số nguyên nhân gây đau dây thần kinh số 5 đó là:


Virut: Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau dây thần kinh. Trong đó đau dây thần kinh số 5 thường do nhiễm trùng vi rút tại khu vực hạch Gasser hoặc khu vực nhánh dây ngoại biên. Virut này có thể ở sẵn trong cơ thể và chỉ chờ khi vị trí đó bị tổn thương hoặc nhiễm lạnh là thừa cơ phát triển.

Các khối u chèn ép: Nguyên nhân này chiếm khoảng từ 5 – 8% trong tổng số các nguyên nhân gây nên chứng đau dây thần kinh số 5. Các khối u nằm ở vị trí góc cầu tiểu não hay các vùng lân cận như u màng não, u nang thượng bì, u ác di căn, u tuyến yên… Phần lớn, các u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não có ảnh hưởng tới đau dây thần kinh số 5, khi loại bỏ các u nang này thì bệnh đau dây thần kinh số 5 cũng được chữa trị hoàn toàn. căng cơ bắp chân http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-dui.html

Mạch máu chèn ép: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây gây ra đau dây thần kinh số 5.

Bệnh zona: Người bệnh đau khu vực bị tổn thương do zona, cơn đau tăng lên khi chạm vào. Khi bệnh zona khỏi, cơn đau sẽ giảm dần và biến mất.

Bệnh ở các cấu trúc có dây thần kinh số 5 phân bố như: Ápxe răng, sâu răng, viêm mống mắt, viêm xoang…

Rối loạn chuyển hóa: Các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh gout có thể gây tổn thương và đau dây thần kinh số 5. Do bệnh xơ cứng mạch rải rác. Do chấn thương nền sọ hoặc gãy xương nền sọ.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Yếu tố nguy cơ của viêm bao hoạt dịch

Bao lâu thì lành trật khớp cổ chân ?

Đau nhức toàn thân